The Soda Pop

chapcanhtinhyeu.wap.sh
SỨC KHỎE LÀ VÀNG


Lược xem: 6
>>Tìm bệnh theo tên(nhập chữ cái đầu tiên tên bệnh bạn muốn tìm)
ABCDEGHLMNOPQRSTUVX
Cách hạn chế nhiệt miệng Mặc dù ăn uống rất điều độ nhưng tôi thường xuyên bị những vết loét trong miệng, lưỡi, gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp. Có phải tôi bị nhiệt miệng không? Xin bác sĩ tư vấn cách khắc phục. Lê Hải Dương (Tuyên Quang) Khi miệng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau mỗi khi phải ăn uống thì rất có thể bạn bị nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng. Những vết loét ấy có bờ đỏ, thật rõ, kích thước thật đa dạng từ 1 - 2mm cho đến 1cm, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả. Nơi xuất hiện các vết loét thường thấy ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Có nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin. Trường hợp của bạn bị nhiệt miệng thường xuyên, hay tái phát thì nên đi bác sĩ để khám bệnh mới xác định đúng để điều trị kịp thời. Vì cũng có thể có một số bệnh như lupus đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột Croh cũng gây loét miệng. Để hạn chế bị nhiệt miệng, không nên ăn quá nhiều các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, các thực phẩm gây nhiệt như thịt chó, mít... Trong bữa ăn hằng ngày cần bổ sung các loại rau quả, trái cây tươi, uống thêm các vitamin C, PP, B2. Tác giả: BS. Vũ Dung Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống số 178 ngày

+Goto:
>>đầu trang.
>>danh sách bệnh.
>>hỏi đáp y học.
>>trang chủ.


rating


BẢN QUYỀN CỦA
chapcanhtinhyeu.wap.sh
Creat by LE VAN TOAN
duyphuoc_duyxuyen_QN